Chầu Năm Suối Lân
Chầu Năm Suối Lân vốn là người Nùng, thuộc hàng thứ năm trong Tứ Phủ Chầu Bà. Quyền Bà cai quản sơn trang, cửa rừng.
Thần Tích
Chầu Bà giáng sinh vào thời Vua Lê Trung Hưng, tương truyền là hoàng nữ Triều Lê, theo lệnh vua trấn giữ cửa rừng Suối Lân bên dòng sông Hóa.
Chầu Bà không chỉ trấn giữ cửa rừng mà còn giúp dân làm ăn, đi rừng, làm rẫy. Sau khi Chầu hóa thì hiển linh giúp dân thuần phục ác thú, sơn tinh, tiêu trừ ma quái.
Vào những đêm trăng thanh, Chầu Bà thường cùng mười hai cô tiên nữ hầu cận bẻ lái giữa sông Hóa.
Hầu Chầu Năm Suối Lân
Chầu Năm Suối Lân Ngự đồng y áo, khăn xếp, đai màu xanh chàm, quầy màu đen/trắng. Chầu Bà về làm lễ dâng nhang, múa mồi, lễ sớ, an tọa làm việc quan, phán truyền, ban phát lộc sơn trang.
Chầu Năm Suối Lân ít Ngự đồng hơn Chầu Lục. Chầu Bà thường Ngự đồng vào ngày tiệc hoặc ai được chầu chấm căn thì mới hầu.
Đền Thờ Chầu Năm Suối Lân
Đền Suối Lân
Tọa lạc bên bờ sông Hóa, Hữu Lũng, Lạng Sơn. Nơi đây có dòng suối Lân nước trong, xanh đẹp.
Ai đi lễ ở tỉnh Lạng Sơn đều ghé qua cửa Chầu. Có hai nơi, nơi đầu tiên là Suối Lân cửa vào rừng được trấn giữ bởi Cô Năm Suối Lân. Nơi còn lại là Thất Khê, Cô Bé Đèo Kẻng trấn giữ cửa ra rừng.
Kết Luận
Chầu Năm Suối Lân thuộc hàng thứ năm trong Tứ Phủ Chầu Bà, với thần tích dưới thời Vua Lê Trung Hưng, Chầu Bà đã âm phù dương trợ cho nước Nam.