Ông Hoàng Tư
Ông Hoàng Tư là con Vua Cha Bát Hải Động Đình, đứng thứ tư trong Mười Ông Hoàng (Tứ Phủ Ông Hoàng). Ông được Vua Cha giao cai quản Thuỷ Phủ, giữ sổ Đền Rồng và Ông không giáng sinh.
Sắc Phong: Thượng Đẳng Thần Thủy Cung Hoàng Tử
Sự tích Ông Hoàng Tư
Có tích cho rằng Ông Hoàng Tư có giáng sinh và đó chính là Tướng quân Nguyễn Hữu Cầu (lãnh đạo cuộc khởi nghĩa lẫy lừng vào thời vua Lê Trung Hưng).
Nguyễn Hữu Cầu là người xã Tân An, huyện Thanh Hà (Hải Dương), trước đây là xã Lôi Động, tổng Hương Đại, huyện Thanh Hà.
Ông xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, từ bé nổi tiếng hiếu học và học giỏi, văn võ song toàn, Ông đặc biệt bơi lội rất giỏi nên được gọi là Quận He. (He là tên loài cá ở biển Đông, Hữu Cầu bơi khoẻ và hùng dũng nên được gọi như vậy).
Lớn lên vào thời vua Lê chúa Trịnh, thấy dân chúng lầm than ông lấy làm bất bình, bèn theo Nguyễn Cừ dấy binh khởi nghĩa, lại được Cừ yêu quý gả con gái cho.
Về sau Nguyễn Cừ bị bắt, đích thân Nguyễn Hữu Cầu trở thành thủ lĩnh ba quân, mưu mẹo thao lược, cướp của tham quan ác bá chia cho dân nghèo nên rất được lòng dân, đánh đâu thắng đó, chém chết nhiều tướng giỏi của triều đình.
Vì ngày thường cướp được thóc gạo của thuyền buôn, đem cho dân nghèo, lại nổi danh là vị tướng tài ba, dũng cảm, gan dạ, giỏi võ nghệ, có tài thu phục nhân tâm cho nên Quận He đi đến đâu cũng có người theo, muốn lấy bao nhiêu quân lương cũng có.
Ngài được các sử gia đánh giá là người hào kiệt, nhiều mưu mẹo nhất trong số các thủ lĩnh khởi nghĩa lúc đó. Có khi bị vây hàng mấy vòng, bị vây bắt ông một mình một ngựa phá vây ra, rồi chỉ trong mấy ngày lại có hàng vạn người đi theo.
Các tướng sĩ họ Trịnh ai cũng sợ quận He, duy chỉ có Phạm Đình Trọng là bạn học thuở nhỏ là người hiểu quận He không hề nao núng.
Thuở nhỏ, Nguyễn Hữu Cầu và Phạm Đình Trọng cùng học một thầy, ngay từ nhỏ đã thể hiện chí khí khác nhau và trở thành hai đối địch trong lớp học. Đến khi lớn lên người ra làm quan, người làm khởi nghĩa lại đối địch khi cầm quân. Khi ra mặt trận không chỉ đối gươm mà vẫn đối cả chữ.
Tương truyền có lần hai bên đối trận, Phạm Đình Trọng ra vế đối sai người đưa cho Cầu như sau:
"Thổ triệt bán hoành, thuận giả thượng, nghịch giả hạ"
Nghĩa là: chữ "thổ" (土) nếu bỏ đi một nửa nét ngang, để xuôi là chữ "thượng" (上), để ngược là chữ "hạ" (下). Câu này có ý đe doạ Cầu nếu thuận theo triều đình thì có chức, chống lại thì bị diệt.
Hữu Cầu viết thư đối lại rằng:
"Ngọc tàng nhất điểm, xuất vi chúa, nhập vi vương"
Nghĩa là: bộ "ngọc" (玉) có một dấu chấm, để lên đầu là chữ "chúa" (主), bỏ đi là chữ "vương" (王). Ý nói chí lớn của mình chẳng làm chúa cũng làm vua chứ không chịu hàng.
Do Phạm Đình Trọng quá hiểu Nguyễn Hữu Cầu, lại nắm binh lớn chênh lệch nên mới đánh bại được ông. Đến khi bị bắt Phạm Đình Trọng lại gần xem Cầu có kêu cầu gì không, nếu cầu xin khẩn thiết sẽ được tha chết nhưng Nguyễn Hữu Cầu thản nhiên ngồi hát xướng rất ngang tàng, lại ngay lập tức ngâm bài thơ “Chim trong lồng”, còn lưu danh đến ngày nay:
Nhất lung thiên địa tàng thân tiểu
Vạn lý phong vân cử mục tần
Hỏi sao sao luỵ cơ trần
Bận tài bay nhảy, xót thân tang bồng
Nào khi vỗ cánh rỉa lông
Hót câu thiên túng trong vòng lao lung
Chim oanh nọ vẫy vùng giậu bắc
Đàn loan kia túc tắc cành nam
Mặc bay đông ngữ tây đàm
Chờ khi phong tiện dứt dàm vân lung
Bay thẳng cánh muôn trùng tiêu
Hán Phá vòng vây làm bạn kim ô
Giang sơn khách diệc tri hồ?
Một lồng trời đất giam thân nhỏ
Muôn dặm gió mây phóng mắt nhìn
Hỏi sao sao luỵ cơ trần
Bận tài bay nhảy, xót thân tang bồng Nào khi vỗ cánh rỉa lông
Hót câu thiên túng trong vòng lao lung! Chim oanh nọ vẫy vùng giậu bắc
Đàn loan kia túc tắc cành nam
Mặc bay Tây tán, Đông Bàn
Chờ khi thuận tiện bẽ gãy lồng mây
Bay thẳng cánh muôn trùng tiêu
Hán Phá vòng vây làm bạn kim ô
Trong chốn giang sơn ai biết chăng?
Sau khi bị triều đình giết, thân xác của ngài trôi dạt vào bãi Trà Cổ.
Cuộc khởi nghĩa do tướng quân Nguyễn Hữu Cầu lãnh đạo cuối cùng tuy thất bại nhưng hình ảnh người tướng quân uy nghi, chính trực, dũng cảm, hết lòng vì cuộc sống no ấm của người dân nghèo mãi mãi không thể phai mờ.
Nhân dân đã lập đền thờ để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn và tôn xưng Ông là:
Quận He Thủy Thần Đông Đạo Thống Quốc Bảo Dân Đại Tướng Quân
Hầu Ông Hoàng Tư
Ông Hoàng Tư hiếm khi ngự đồng. Chỉ những người có căn kiêm chi đôi nước hoặc căn lục bộ khâm sai mới hầu Ngài.
Khi ngự đồng Ông ngự áo vàng, mặc áo trấn thủ, mạng chéo, đi cờ kiếm, an toạ, hiến tửu nghe văn, ban tài lộc cho bách gia.
Đền Thờ Chính
Đền thờ chính của Ông tại thôn Cửu Điện, xã Nhân Hòa, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
Ngoài ra, có một số nơi thờ Tướng Quân Nguyễn Hữu Cầu như:
Giai thoại hội chọi trâu Đồ Sơn
Theo truyền miệng, hội chọi trâu là xuất phát từ việc nghĩa quân của Nguyễn Hữu Cầu làm thịt trâu để mừng chiến thắng. Nhưng khi bắt đầu làm thịt thì mấy chú trâu lao vào húc nhau. Quân sĩ và nhân dân cùng kéo đến xem. Vì thế sau này hàng năm dân Đồ Sơn mở hội chọi trâu để tưởng nhớ tướng quân Nguyễn Hữu Cầu.
Tuy nhiên, theo sách Đại nam Nhất Thống Trí thời Nguyễn lại cho rằng: Hội Chọi Trâu Đồ Sơn xuất phát từ việc có người đi đêm qua miếu thủy thần có hai con trâu húc nhau. Đến gần thì cả hai biến mất. Vì thế, mới có hội chọi trâu để tế thần