Quan Lớn Đệ Nhất Thượng Thiên

Quan Lớn Đệ Nhất Thượng Thiên hay danh hiệu khác là Tôn Ông Đệ Nhất Thượng Thiên. Tương truyền, Ông là Tôn Quan Đại Thần trên Đế Đình Thiên Cung được sắc phong ngôi Thượng Thiên Nhất Phẩm Công Hầu, quản cai Tam Giới đình thần văn võ.

Sắc phong

“Tôn Ông Đệ Nhất”

Danh hiệu Vua phong than nghị triều chính Vương Quan.

Thần Tích

Theo dân gian, Ngài là con Trời được Thái Hậu Bà sinh ra ngày mồng 10 tháng 1 năm Bính Dần. Hiện hóa lên trần gian phù giúp nhân dân và các đời Vua Hùng. Theo truyền tụng thì vào thời Vua Hùng Vương thứ 6, Ngài giáng sinh là Đức Thánh Cả, là phó tướng phù giúp Thánh Gióng đánh giặc Ân. Ngài giáng sinh xuống là tướng của Vua Cha Bát Hải Động Đình trong di tích Đền Đồng Bằng còn lưu truyền thiên cổ.

Cũng theo một số tài liệu thì đời trước Ngài ở Vân Đình và thác ở sông Đáy, Vân Đình. 

Đời sau Ngài hạ sinh ở Nam Ninh nhưng sống và thác ở Thái Bình. Sau cùng Ngài lại giáng ở Nam Ninh, sống và thác tại đó. Tên húy của Ngài là Nguyễn Hồng Liệt.

Đản sinh ngày mồng 10 tháng giêng,   đản nhật của Ngài vào ngày 24/8 (ÂL).

Hầu Quan Lớn Đệ Nhất Thượng Thiên

Quan Lớn ngài thuộc hàng đệ nhất đi tu nên rất ít khi Ngự đồng. Ngài chỉ giáng đồng vào ngày mồng 1 năm mới, lễ mở phủ.

Đền Thờ Quan Lớn Đệ Nhất Thượng Thiên

Quan Lớn Đệ Nhất Linh Từ thuộc quần thể di tích lịch sử văn hóa Đồng Bằng. Đây là di tích được xây từ thời Vua Hùng thứ  XVIII. Đền  nằm ở phía phải và cách đền Vua Cha Bát Hải khoảng 200m.

Tương truyền Đền là nơi Quan thường xuyên lui về nghỉ ngơi sau những ngày lo công việc trong triều đình thời bấy giờ. Nhân dân lập đền thờ để ghi nhớ công ơn của Ngài.

Trải qua những năm tháng thăng trầm của lịch sử, những khắc nhiệt của thiên nhiên di tích đã bị phong hóa một thời gian dài. Những năm gần đây Đền đã được trùng tu xây dựng lại trên di tích nền cũ cảnh xưa. Hiện nay trong đền vẫn còn lưu lại một pho tượng cổ của Quan Lớn Đệ Nhất Thượng Thiên.

KẾT LUẬN

Quan Lớn Đệ Nhất Thượng Thiên thuộc hàng Quan Lớn trong Lục Vị Tôn Ông. Ông Ngự đồng vào ngày đầu niên mới hoặc lễ mở phủ, Ngài giáng hạ xuống Việt Nam chống giặc ngoại xâm, hộ quốc an dân.

Phú Khánh
 

Blog này chia sẻ kiến thức về thực hành tín ngưỡng thờ mẫu tam phủ là di sản văn hoá phi vật thể được UNESCO công nhận năm 2016. Tín ngưỡng thờ Mẫu đi liền với dân tộc Việt Nam, truyền thống bao đời nay, đề cao chữ “Hiếu” và chữ “Kính”, đặc biệt thêm phần lễ nghĩa. Hiếu với Ông Bà Cha Mẹ, Kính là kính Thánh trọng Thầy.