Quan Lớn Đệ Tam Thuỷ Phủ
Quan Lớn Đệ Tam Thủ Phủ là con Vua Cha Bát Hải Động Đình, đứng hàng thứ Ba trong Ngũ Vị Tôn Quan, quản cai Thuỷ Phủ.
Sắc Phong
Thủy Tào Điển Sứ
Đệ Tam Thủy Thần Nhạc Đại VươngThượng Đẳng Tối Linh Thần
Quan Lớn Đệ Tam Thuỷ Phủ có danh hiệu khác:
Ngày 24/6 hàng năm là khánh tiệc Quan Lớn. Vào dịp này người ta đổ về các ngôi đền Lảnh Giang (tỉnh Hà Nam), đền Xích Đằng (tỉnh Hưng Yên) lễ bái cầu Quốc Thái Dân An, gia đạo bình yên, mùa màng tươi tốt.
Ngài nắm quyền cai quản Thanh Đồng Đạo Quan, nên Ngài còn được biết là "Quan Cai Đầu Đồng".
Thần Tích
Vào thời Hùng Duệ Vương thứ 18, giặc ngoại bang tiến đánh xâm lược nước ta. Các vị tướng giỏi hiền tài cùng thần linh được chiêu mộ giúp Vua dẹp giặc. Khi sứ giả về đến đất Động Đào, dòng nước hai bên bờ sông cuộn sóng hồng âm vang trời.
Đức Vua Cha Bát Hải nhờ sứ giả báo vua Hùng sẽ triệu 2 em, 10 tướng, chiêu mộ binh sĩ trong vòng 10 ngày để phò giúp vua. Ba trong 10 vị tướng được chọn là Quan lớn Đệ Nhất Thượng Thiên, Quan Lớn Tam Thoải Quốc và Quan Lớn Đệ Tứ xuất quân đánh giặc trên 8 cửa biển nước Nam, dưới sự chỉ huy của Vua Cha Bát Hải lúc này hiện thân thành tướng Phạm Vĩnh. Kết quả 5 đạo quân Thục đã bị tiêu diệt hoàn toàn.
Sau trận thắng này, Quan Lớn Đệ Tam được giao quyền cai quản vùng duyên hải từ sông Cái lên hết biên giới biển phía bắc Lạc Việt.
Ngày 24/6, trong một trận đánh khốc liệt, Ngài đã hi sinh tại ngã ba sông Bạch Hạc. Xác ông bị chém làm đôi rồi bị ném xuống sông.
Hầu Quan Lớn Đệ Tam Thuỷ Phủ
Quan Lớn Đệ Tam Thoải Quốc Ngự đồng y áo, khăn xếp, nét trắng, đai tùy ý màu phù hợp với y áo. Ngài về Làm lễ tấu hương, khai quang, múa kiếm, an tọa làm việc quan, nghe văn, chứng lễ, phán truyền, ban tài tiếp lộc,...
Đền Thờ Quan Lớn Đệ Tam Thuỷ Phủ
Quan Lớn Đệ Tam được thờ ở rất nhiều nơi khác nhau, trong đó thờ chính phổ biến ở 3 nơi:
Đền Lảnh Giang
Theo truyền thuyết người dân kể lại:
“Trong một trận đánh sau này, Quan Lớn Đệ Tam Thoải Phủ đã bị hy sinh tại ngã ba sông Bạch Hạc vào ngày 24/6, xác ông bị chém làm đôi rồi ném trôi sông.
Phần thân dạt vào ven sông thôn Yên Lạc (Duy Tiên, Hà Nam), dân làng chôn cất và lập đền thờ Lảnh Giang tưởng nhớ Ông”
Ngày 16/5/1996, cơ quan Bảo tàng lịch sử tỉnh Hà Nam:
“Đền Lảnh Giang là di tích thờ ba vị tướng họ Phạm thời Hùng Duệ Vương có công lao đánh giặc Thục, bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc. Khi đất nước thanh bình, các ông là những người quan tâm, chăm lo đến sản xuất, làm cho đời sống nhân dân ngày một ấm no hạnh phúc...
Đền Lảnh Giang là công trình kiến trúc quy mô, uy linh, bề thế, mang đậm nét nghệ thuật kiến trúc và xây dựng cổ truyền của dân tộc. Tại đây còn giữ được nhiều cổ vật thờ cúng có giá trị cao về nghệ thuật”
Ngày 5/11/1996, Bộ Văn hóa Thông Tin đã cấp bằng công nhận “Đền Lảnh Giang là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia” có giá trị lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cổ truyền.
Hàng năm, Đền Lảnh Giang tổ chức 2 kỳ lễ hội chính vào các ngày từ 18 -> 25 tháng 6 và tháng 8 âm lịch. Theo tục lệ địa phương thì kỳ lễ hội tháng 6 là để dành cho các khách thập phương, còn kỳ lễ hội tháng 8 chủ yếu dành cho các khách quanh vùng.
Những ngày này thường gặp nước sông Hồng dâng cao nhưng lòng dân vẫn hướng về ngày lễ hội. Có nhiều năm nước ngập nhưng các thiện nam tín nữ cùng nhân dân bản địa vẫn bơi thuyền ra đền dâng lễ và thực hiện đầy đủ các nghi thức để tỏ lòng tôn kính tam vị danh thần họ Phạm, Tiên Dung và Chử Đồng Tử.
Đền Xích Đằng
Nằm ven để sông Hồng quanh năm sóng vỗ, ẩn khuất trong những tán cây sum xuê thuộc thôn Xích Đằng,tỉnh Hưng Yên. Từ lâu đã là điểm đến tâm linh của du khách bốn phương.
Năm 1998, thấy sự linh thiêng của ngôi đền nơi đây, ông Nguyễn Văn Thắng đã hưng công xây dựng lại to đẹp, khang trang như ngày nay và ông làm thủ nhang ở đền từ ngày đó.
Theo truyền thuyết kể lại:
"Trong một trận đánh khốc liệt, Quan Lớn Đệ Tam Thoải Phủ đã hi sinh, xác ông bị chém làm đôi rồi ném trôi sông, phần thượng thân (đầu) trôi dạt vào sông làng Xích Đằng, dân làng đã lập đền thờ Xích Đằng tưởng nhớ ông"
Cổng Tam quan được xây dựng theo kiểu chồng diêm hai tầng tám mái. Không gian thờ có:
Ngoài các ban thờ chính còn có các ban thờ khác: Ban chúa Sơn Trang, ông Hoàng Mười, Hoàng Bảy...
Trong đền có rất nhiều hiện vật giá trị: hai chuông đồng, hệ thống các bức đại tự, câu đối được sơn son thiếp vàng ca ngợi công đức của Ngài với dân với nước.
Trong khuôn viên ngôi đền còn có cây cổ thụ là sự hợp thân, quấn quýt lấy nhau của năm loại cây: đa, Sung, Khế, Cọ, cây lá nón bao trùm lên mái ngôi đền, tỏa bóng râm mát.
Gần như các ngày trong năm ngôi đền đều đón rất đông các du khách và chư vị thập phương về tham quan chiếm ngưỡng vẻ đẹp của ngôi đền cũng như cầu mọi điều tốt đẹp cho gia đình. Vào dịp đầu năm hay tháng lễ hội (tháng 6 Âm lịch), nhân dân khắp mọi miền Tổ quốc đều về làm lễ, công đức rất đông, từ các vị nguyên thủ quốc gia, các vị quan chức cấp cao của nhà nước, các Việt kiều từ Úc, Canada... cũng đến với ngôi Đền bởi nơi đây từ lâu đã là chốn tâm linh của người Việt.
Đền Thờ Quan Lớn Đệ Tam Thoải Phủ thuộc di tích đền Đồng Bằng (Thái Bình)
Đền cũng là nơi ngài ngự khi làm việc kề cận bên Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình. Xưa kia dân làng lập nơi thờ Quan Lớn Đệ Tam chỉ là một ngôi miếu nhỏ được đề chữ Đệ Tam Phủ và đôi câu đối:
"Miếu tạo tôn nghiêm nguyên tự cổ,
Linh thanh diện trạc vãng kim lai"
Trải qua nhiều triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Nguyễn đền luôn được tôn tạo tu bổ, nhất là vào cuối đầu thế kỷ XII, XIII.
Trong thời kỳ đánh giặc Nguyên Mông, nhà Trần đã cử các tướng lĩnh về luyện thủy binh tại đây như các tướng Phạm Ngũ Lão. Sau chiến thắng trên sông Bạch Đằng, nhà Trần cho xây thêm các cung thờ các quan Trần Triều.
Đầu thế kỷ XVII, đền được xây dựng hoành tráng. Đền chính có 3 tòa, 13 gian, Tiền chữ Nhất, Hậu chữ Đinh, Nội chữ Công, Ngoại chữ Quốc, Quan Lớn Đệ Tam Ngự cung cấm. Dòng chữ vàng ghi:
“Trấn Nam Thủy Quan Đệ Tam Sắc”
Những năm nước ta đánh giặc Pháp, Đền bị bọn giặc phá. Dân làng ra Đền rước tượng Ngài, bài vị, sắc phong về trong thôn.
Tượng ngài được lưu giữ trong dân làng, có lúc phải cất dấu. Sau hòa bình lặp lại, các cụ rước về tạm tọa tại cửa đền Vua Cha.
Năm 2003, vào tháng 12 tổ chức long trọng rước tượng Ngài về Ngự tọa chính cung, đây là pho tượng bằng đồng quý hiếm. Nay dưới sự chỉ đạo của chính quyền các cấp, cho phép huy động tối đa nguồn ngân sách để tu tạo phục chế theo Đền cổ.
Đền Bạch Hạc
Đang cập nhật
Kết Luận
Quan Lớn Đệ Tam Thuỷ Phủ là con Vua Cha Bát Hải Động Đình. Ngài giáng hạ xuống nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, có công trong việc chống giặc ngoại xâm, giữ nước, hộ quốc dân an.